Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

CÁCH HỌC TIẾNG ANH IELTS CHO NGƯỜI LƯỜI


Nghe có vẻ rất mâu thuẫn vì lười thì còn học Tiếng Anh thế nào được. Nhưng theo cá nhân mình, lười có thể do nhiều lí do, có thể do các bạn quá bận rộn với công việc, cũng có thể do chưa có phương pháp học phù hợp, nên mỗi khi động vào sách vở là thấy chán. 

Xem thêm bài viết:


Vậy thì nếu thuộc một trong 2 đối tượng các bạn nên đọc tiếp nội dung phía dưới này. Mình sẽ bày cho các bạn cách để học được Tiếng Anh mọi lúc mọi nơi mà không cần phải động vào sách vở một giây phút nào trong cuộc đời mình - chắc ai cũng nghe rồi nhưng chưa thực hành bao giờ - TẮM TIẾNG ANH

1. TRANH THỦ THỜI GIAN SÁNG NGỦ DẬY:

Thường thì thói quen khi ngủ dậy của phần lớn chúng là lướt facebook ( ngay cả khi đi vệ sinh ), vậy thì giờ đã đến lúc chúng ta thay đổi ngay thói quen này bằng việc: Tạo thói quen nghe các mẩu clip bằng Tiếng Anh và lảm nhảm bắt chước theo, ví dụ như VOA/Ted talks/BBC…. như mình thì hay nghe 8 IELTS vì khá hay + thực tế + dễ hiểu. Cách này rất hay nhé, vì các bạn có thể vừa luyện Nghe vừa luyện Nói được. Các bạn cần làm cho tai quen với Tiếng Anh, như một đứa trẻ con học nói thì cũng phải nghe rất rất nhiều từ người lớn đã rồi mới nói được. Đồng thời vừa nghe thì hãy vừa nhắc lại giọng trong clip, cũng để luyện phát âm luôn, và học những cấu trúc và từ vựng hay được dùng trong đó.
Tập thói quen mỗi ngày khoảng 15 phút nghe buổi sáng, lúc đang vệ sinh cá nhân, gập chăn màn, ăn sáng nhé, có thể không hiểu nhưng dần dần sẽ hiểu, tin mình đi 

2. TẬN DỤNG THỜI GIAN ĐI TRÊN ĐƯỜNG 

Đi đường xe máy thì mình hay buồn ngủ, vì...buồn, chả có gì làm, nên mình thường tự nghĩ ra 1 chủ đề gì đó và nói bằng Tiếng Anh về chủ đề này, có thể không hiểu rõ ràng lắm về chủ đề đó, nhưng cứ nghĩ ra gì là nói thôi. Cách này cực hay vì sẽ giúp bạn gợi lại các từ rất rất quen thuộc nhưng lâu không nói nên phản xạ kém, mãi mới nghĩ ra từ, và giúp các bạn phát triển khả năng nghĩ ý tưởng dồi dào nói không bao giờ cạn 
Ví dụ, bản thân mình chả hiểu rõ lắm về Mobile phone ( ngu công nghệ 😂 ), nhưng nếu nghĩ về nó mình sẽ tuôn ra không ngớt ( toàn những từ đơn giản nhưng chưa chắc lần đầu tiên bạn đã nghĩ ra nhé )
I love my mobile phone so much. It belongs to apple brand and I bought it last week, with the price of over 10 millions vietnamdong. My old one is also iphone, but it was out of use, so that’s the reason why I bought a new one. The new one is much more convenient, cause it has different kind of camera shape and much faster. You know it helps me a lot in my daily life and my work, like: reminding me about daily schedule, talking with me, entertaining me, and of course, helps me keep in touch with my relatives…… bla blô……...

nói chung là ti tỉ cái để nói mà mình chỉ cần dựa vào các gợi ý là: What ( nó là cái gì), When ( mình mua nó khi nào ), Where ( Ở đâu ), Who ( ai mua cho ), Why ( lợi ích của nó), Compare ( so sánh với cái cũ ), Memories ( kỉ niệm với nó ), Trouble ( vấn đề của nó ).... là có thể nói cả tiếng không hết 
Còn nếu không có từ để nói thì đã tìm ra đúng vấn đề của các bạn rồi đó - Rất muốn nói về cái đó nhưng không có từ - ghi ngay vào để tra từ điển rồi dùng từ đó để nói - Ngày trước nếu mình đang nói mà tự nhiên khựng lại vì nghĩ mãi không biết từ mình định nói là gì, mình cực kì điên tiết và nhất định phải tìm cho bằng được, rồi sau lại nói đc tiếp thì cảm thấy sướng tột cùng 

 3. THỜI GIAN TRƯỚC KHI NGỦ 

Cũng na ná giống buổi sáng, nhưng lúc này não mệt rồi thì để nghỉ ngơi chút, không cần nghe cái gì đao to búa lớn nữa mà có thể nghe nhẹ nhàng như: Nhạc nước ngoài, hoặc phim, hoặc tuỳ sở thích, ai thích nấu ăn/ make up thì lên youtube search từ khoá này là ra các kênh dạy make up/cooking bằng Tiếng Anh, nghe vậy có vẻ hứng thú hơn
Vậy là mặc dù có bận đến mấy nhưng bạn vẫn có cơ hội được cọ xát với Tiếng Anh cả ngày rồi nhỉ, hay nói cách khác, lười nhưng vẫn có thể giỏi Tiếng Anh, miễn là hãy LƯỜI ĐÚNG CÁCH nhé 


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Bài mẫu IELTS writing task 2 ngày 15/3/2018


Đây là đề Writing Task 2 của kì thi ngày 15 tháng 03. Hãy xem thêm các nguồn tài liệuIELTS trong bài viết này:
*Bài văn mẫu do chuyên - cựu giám khảo IELTS (Dave) viết
*Phân tích từng đoạn bài văn
*Từ vựng hữu dụng trong bài văn mẫu
______________________________

Đề mẫu(VN):
"Một số người nói rằng học sinh nên được chú trọng dạy văn học (tiểu thuyết và thơ ca) của nước mình bởi vì nó quan trọng hơn văn học của các quốc gia khác.
Bạn đồng ý đến mức nào về việc này?"

Đề mẫu(EN):
"Some people say that school children should be mainly taught about the literature (e.g fiction and poetry) of their own country because it is more important than that of other countries.To what extent do you agree?"

Bài làm mẫu (EN):
Many think that it is more important to learn about the literature from one’s own country, rather than other countries. I am in complete agreement with this viewpoint because of how literature can contribute to both national understanding and individual identity.
______________________________

The most fundamental reason that children should be exposed to literature from their own country is to deepen their understanding. For example, young students in America study a common curriculum including authors like Dr. Seuss, Shel Silverstein, and Harper Lee. The books from Dr. Seuss and Shel Silverstein convey principles of individualism, creativity and entrepreneurship that are key to understanding America’s history and present. To Kill a Mockingbird by Harper Lee is a good example of a book focused on a period of racial segregation, that can help students to better understand recent events around the Black Lives Matter movement. Learning about racism from a classic novel set in America is more likely to likely engage, inform and stimulate a relevant response.
Another reason why students need to learn their national literature well is that it will help to shape their personal identity at an impressionable age. Children will form their identity from a variety of sources, including the literature of other countries. This is a positive development. But the main influence should be from their own country so that they are a true representative of their nationality. A Japanese child growing up abroad could return to Japan and feel like an outsider. One method of countering this is to make sure they have a good grasp of poetry and fiction from Japan. From classical poetry they will be influenced by Japan’s singular minimalist tradition. From the novels, they will learn about the relationships between people and the differing levels of formality expected in Japanese society. This will all contribute to making their identity more Japanese.
In conclusion, children will better understand and have their identity firmly shaped by the literature of their home country. This is becoming increasingly important in a globalized world that threatens to blur the distinctions between nationalities into a single mono-culture.
______________________________

Phân tích từng đoạn từng đoạn:
Many think that it is more important to learn about the literature from one’s own country, rather than other countries. I am in complete agreement with this viewpoint because of how literature can contribute to both national understanding and individual identity.

*Câu đầu tiên đơn giản khái quát lại vấn đề chung là gì - trẻ em có nên chú trọng đọc văn học trong nước của chính mình không.
*Câu thứ hai là ý kiến rõ ràng, khẳng định học hỏi văn học của nước nhà quan trọng hơn (tôi đồng ý).
The most fundamental reason that children should be exposed to literature from their own country is to deepen their understanding. For example, young students in America study a common curriculum including authors like Dr. Seuss, Shel Silverstein, and Harper Lee. The books from Dr. Seuss and Shel Silverstein convey principles of individualism, creativity and entrepreneurship that are key to understanding America’s history and present. To Kill a Mockingbird by Harper Lee is a good example of a book focused on a period of racial segregation, that can help students to better understand recent events around the Black Lives Matter movement. Learning about racism from a classic novel set in America is more likely to likely engage, inform and stimulate a relevant response.
*Câu đầu tiên là câu chủ đề bao gồm ý chính của tôi cho toàn đoạn này (văn học sẽ khiến hiểu biết của trẻ về đất nước sâu thêm).
*Câu thứ hai nhảy ngay vào ví dụ của tôi, đó là liệt kê ra 3 tác giả thường được đọc ở Mỹ (nơi tôi ra đời).
*Câu thứ ba nới rộng ra các nguyên tố nào của Mỹ chúng sẽ có thể hiểu rõ thêm từ 2 trong 3 tác giả.
*Câu thứ tư mở rộng ra chúng sẽ có thể hiểu thêm gì từ tác giả thứ ba.
*Câu thứ năm phát triển ý đó bằng cách nói rằng văn học quan trọng như thế nào với những học sinh ham học nói chung.
Another reason why students need to learn their national literature well is that it will help to shape their personal identity at an impressionable age. Children will form their identity from a variety of sources, including the literature of other countries. This is a positive development. But the main influence should be from their own country so that they are a true representative of their nationality. A Japanese child growing up abroad could return to Japan and feel like an outsider. One method of countering this is to make sure they have a good grasp of poetry and fiction from Japan. From classical poetry they will be influenced by Japan’s singular minimalist tradition. From the novels, they will learn about the relationships between people and the differing levels of formality expected in Japanese society. This will all contribute to making their identity more Japanese.
*Câu đầu tiên là câu chủ đề bao gồm ý chính cho toàn đoạn của tôi (văn học giúp xây dựng nhân cách cá nhân).
*Câu thứ hai giải thích rằng nhân cách đến từ nhiều nguồn đa dạng kể cả văn học của các quốc gia khác.
*Câu thứ ba ngắn và nói đây là việc tích cực.
*Câu thứ tư cho rằng văn học từ chính đất nước của trẻ nên là ảnh hưởng chủ chốt.
*Câu thứ năm đưa ra một ví dụ về một đứa trẻ người Nhật lớn lên ở đất nước khác cảm thấy lạc lõng ở Nhật.
*Câu thứ sáu nghị luận rằng điều này có thể chữa được bằng cách khuyến khích trẻ đọc thơ ca và tiểu thuyết Nhật.
*Câu thứ bảy giải thích thơ ca sẽ tác động như thế nào đến nhân cách của trẻ em.
*Câu thứ tám giải thích tiểu thuyết sẽ tác động ra sao đến nhân cách của chúng.
*Câu thứ chín kết luận đoạn, nói rằng tất cả những điều này sẽ tác động lên nhân cách của chúng
.
In conclusion, children will better understand and have their identity firmly shaped by the literature of their home country. This is becoming increasingly important in a globalized world that threatens to blur the distinctions between nationalities into a single mono-culture.

*Câu đầu tiên nêu lại ý kiến của tôi rằng học văn học của đất nước mình quan trọng hơn.
*Câu cuối cùng thêm vào chi tiết phụ giải thích kĩ hơn tại sao có bản sắc dân tộc lại quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa.
______________________________

Các định nghĩa từ vựng:
one’s own country (noun phrase): đất nước nơi ta được sinh ra
in complete agreement with (prepositional phrase): đồng ý với
viewpoint (n): ý kiến
individual identity (n): bạn là ai / kiến thức cá nhân về bản thân bạn
most fundamental reason (noun phrase): lý do tại sao cơ bản
exposed (v): thấy hoặc trải nghiệm việc gì đó
deepen their understanding (verb phrase): hiểu việc gì đó hơn hoặc sâu hơn/rõ hơn
common curriculum (n): tài liệu và nội dung tất cả học sinh học
convey principles (v + n): dạy hoặc chỉ ra giá trị/tư tưởng cơ bản
individualism (n): nhấn mạnh cái tôi cá nhân trên cả tập thể
creativity (n): khả năng nghĩ ra ý tưởng mới
entrepreneurship (n): bắt đầu hoặc tự mình làm việc gì
racial segregation (adj + n): chia rẽ con người dựa trên chủng tộc hoặc màu da của họ
recent events (adj + n): tình huống thường lên bảng tin mới đây không lâu
engage (v): hứng thú vào việc gì
inform (v): biết rõ thứ gì / nói cho ai đó biết thông tin của việc gì đó
stimulate (v): cảm thấy đầy năng lượng hoặc quan tâm sâu sắc và gây ra một phản ứng
relevant response (adj + n): đáp án hoặc trả lời có liên quan
another reason why (adverbial phrase): một lý do phụ
national literature (adj + n): văn học của một quốc gia
impressionable age (adj + n): độ tuổi dễ ảnh hưởng
a variety of sources (noun phrase): đến từ nhiều nơi khác nhau
positive development (adj + n): một điều/sự thay đổi tốt
main influence (adj + n): tác động/ảnh hưởng chính
true representative (adj + n): một đại diện/hình mẫu/biểu tượng trung thực của thứ gì đó
growing up abroad (verb phrase): sống ở ngoại quốc
countering (v): sửa chữa/đấu lại hoặc cố thay đổi
good grasp (adj + n): am hiểu tốt việc gì đó
classical poetry (adj + n): thơ ca cũ, hay
Japan’s singular minimalist tradition (noun phrase): mỹ thuật Nhật độc đáo với người dân, chú trọng thiết kế đơn giản/tối giản
differing levels of formality (verb phrase): cách tương tác khác nhau với nhiều người dựa trên tuổi tác và vai vế
firmly shaped (adv + v): ảnh hưởng mạnh mẽ
increasingly important (adv + adj): trở nên quan trọng hơn
globalized world (adj + n): các nền văn hóa trở nên tương tự nhau hơn trên thế giới
threatens to blur the distinctions (verb phrase): có thể bắt đầu phá bỏ các điểm khác biệt
mono-culture (n): nền văn hóa đơn lẻ
Các bạn tham khảo thêm tài liệu khác về học IELTS: 
➤ Lộ trình tự học 0 lên 5.0goo.gl/SqedL0 

➤ Lộ trình từ học 5.0 lên 6.5goo.gl/8T5ck7
 Cuốn sách IELTS Writing từ A-Zdownload


Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Kinh nghiệm luyện thi IELTS đạt 6.5 IELTS


Mình vừa nhận được kết quả sáng nay Overall dc 6.5 chia sẻ chút kinh nghiệm luyện thi IELTS cho các bạn nhé. 

Về đề thi: Mình cam đoan với các bạn là đề thi thật rất sát với Cam và trong mấy Test trong khóa học online của BC (Roads to IELTS) 

Trước khi đi thi mình rất lo không biết đề thi có sát Cam không, nhưng mình làm hết từ Cam 5-12 thì có thể kết luận hôm mình thi rất sát. Nó standardlized đến mức mà mình nghĩ là mình đang làm Test trong Cam hoặc trong Roads to IELTS vậy
Mình thấy không có đề khó hay dễ như tin đồn, mà các phần sẽ khó dễ khác nhau được bố trí phù hợp. Có đề Section 1 khó Section 2 sẽ dễ và ngược lại, nó sẽ bố trí phù hợp đến mức mà bạn thi ở nhà thế nào đi thi gần như sát đến mức đó (chắc chỉ lệch 0,5 band là cùng) 

Nên hãy yên tâm là đề IELTS không khác với tinh thần của Cam 
Nếu ai làm và ôn Cam và cuốn Official Guidle nhiều sẽ thấy 2 cuốn này tinh thần và tư tưởng rất giống nhau. Bạn có thể ngửi thấy "mùi" có giôngs Cam hay không khi làm cuốn Bí Quyết Luyện Thi IELTS (do BC xuất bản) hay Test Plus (1+2), làm nhiều để cảm thấy được phong cách của Cam và Official Guideline

Tuy nhiên có 1 vài lưu ý: 
Đề thì mặc dù sát và phân bố khó dễ phù hợp để sát Cam nhưng có vài chi tiết nhỏ thay đổi đôi khi gây bất lợi cho thí sinh
1) LISTENING
Section 1 hôm mình thi là không điền số phone, name, post code gì cả, mà làm như kiểu Section 4 luôn, điền từ và điền từ. Mà tâm lý mình làm phần điền từ thì quen phải đọc câu hỏi trước để nắm ý của câu cũng như các từ trước và sau (hint) để lát điền, nhưng do Section 1 mình nghĩ chắc giống Cam điền name, phone number... không thèm đọc trước, mà chuyển sang đọc Section 3 luôn, dẫn đến Section 1 vào liền là điền từ mình không kịp phản ứng để tuột mất 2-3 câu, mà bạn biét rồi đấy, Listening tuột vài câu là bắt đầu hoảng và loạn.

Bạn chú ý là trong Cam 12 có phần Section 1 còn có cả Multiple Choice, có nghĩa là BC đã ngầm cho thí sinh biết họ có thể thay đổi format truyền thống mà không cần phải thông báo trước, nên các bạn phải làm quen với các thể loại trái khoái, chứ mà bỏ qua Section 1 đọc Section 2 lát quay lại Section 1 thấy toàn Multiple choice chắc đi dăm câu là ít. 

Section 4 thì mình toàn thấy điền từ, hôm đó lại 1/2 là điền từ 1/2 cuối lại mutiple choice, rất oái ăm và thông tin các câu hỏi quá gần nhau (mình làm Cam thường là thông tin các câu xa nhau nên có thơif gian chuẩn bị cho câu tiếp theo, đây nó nói dính vào nhau 1 cục làm mình bối rối)

2) READING thì cũng ngang tầm thi thật, ở nhà mình làm 30-32 câu, đi thi cũng vậy luôn, khi mình làm Reading mình làm rất mượt không mắc chỗ nào, đọc khá xuôi đinh ninh chắc 8 mà hoá ra 7, có thể do mình chỉ chọn đáp án theo ý hiểu mà không chỉ ra đích danh bằng chứng (paraphrasing cụ thể chỗ nào), có 1 điều thú vị là nhiều khi chúng ta làm cảm thấy dễ, và trôi nhưng cuối cùng lại sai nhiều hơn những bài tưởng chừng như nhiều từ vựng chuyên ngành. 

3) WRITING các bạn nên tập viết bút chì khi luyện viết ở nhà thay vì đánh máy gửi cho giáo viên check vì nó cũng khác lắm. Và ở nhà cũng nên bấm đồng hồ viết như thi thật, vì đi thi họ không cho bạn thêm thời gian để ngồi nghịch đâu. Mình thấy bài Simon vì sao band 8+ vì từ đơn giản (nhưng đúng, chuẩn collocation), ý mạch lạc, ngữ pháp không sai, trả lời đúng đề bài. Như vậy cứ bám theo từng tiêu chí cụ thể, bạn sẽ biết mình đang bị kém chỗ nào. Mình ở nhà vẫn thấy kém Coherence và Vocab
Tài liệu thì mình học của Simon (duy nhất) vì Simon viết đơn giản và phù hợp với ai Target 6-7 dễ học và vận dụng

4) SPEAKING thì mình ở nhà tự ghi âm hoặc noí trên skype, phát âm của mình sai nhiều và ngữ pháp cũng sai (chia sai thì)... mà Speaking chấm theo 4 tiêu chí, bạn chỉ cần phát âm đúng, rõ ràng, và ngữ pháp đúng là 2 tiêu chí này yên tâm rồi, họ muốn cho bạn điểm thấp cũng ko tìm ra lý do vì bạn đã phát âm không ai, ngữ pháp đúng và đa dạng. Khi thi Speaking mình nói khá nhanh, cũng sử dụng phrasal verb khá nhiều, nhưng do phát âm và ngữ pháp sai nhiều nên cộng trung bình 4 tiêu chí vẫn thấp. Khi mình thi xong vì nói nhanh, lưu loát mình cũng nghĩ là Speaking ổn, examiner gật đầu lia lịa, nhưng những gì mình nghĩ và cảm nhận trong phòng thi không quan trọng bằng kết quả (vì nó đều có tiêu chí chấm cả, các tiêu chí kia kém thì vẫn thấp)

Cuối cùng: Nếu bạn nào thấy việc ôn thi IELTS là 1 cực hành, là thảm hoạ, là chông gai, thì hãy tự nhủ: "Mọi thứ rồi cũng qua thôi" 

6 tháng ôn tập của mình không phải là "khó khăn", mà đúng hơn là "đau khổ", vì xuất phát điểm mình rất kém (làm thử đề Cam lúc mới học choáng quá vì sai nát bét, chỉ làm Passage 1 đã mất 40' mà chỉ đúng 3 câu, nghe thì Section 1 chỗ điền tên, số điện thoại thì ok, sang Section 2 nghe dc 1/2, còn lại buông luôn...), mình choáng với IELTS vì 1 rừng từ vựng, các chủ đề khoa học tự nhiên, khoả cổ, vũ trụ...mình chưa tiếp xúc bao giờ.

Bỏ ra 6 tháng để học liên tục trong khổ luyện là 1 sự đau đớn với những người không học từ nhỏ và không có sự chuẩn bị lâu dài trước đó, 6 tháng là cả những ngày tháng phải chịu cảm giác FRUSTRATED, ức chế tâm lý vì quá nhiều từ mới, quá dài, quá khó, không lên được (mãi không lên được). Nếu bạn có ý định thi IELTS thì mình nghĩ bạn hãy có sự chuẩn bị sớm trước 1 năm hoặc thậm chí 2 năm, và chỉ nên ôn luyện trong 3 tháng. 1 tháng thì có lẽ hơi ít vì IELTS cũng rộng và phức tạp, còn 6 tháng (như mình) thì lại quá dài, mà thời gian càng dài càng nản, càng sốt ruột, càng bị distracted, càng dẫm chân tại chỗ, nhất là bạn bị áp lực 6 tháng phải đạt mục tiêu và đau đớn hơn nữa nếu bạn phải bỏ công bỏ việc (như mình) để học IELTS, cái chi phí cơ hội (cái giá) là quá lớn. Nhiều khi mình tự hỏi không biết là mình chọn học IELTS là đúng hay sai nữa, vì cái gía phải trả là QUÁ ĐẮT. Với các bạn thì 6.5 không là gì, với mình là cả 1 sự nỗ lực và đau đớn (không phải gian khổ)
3 ngày trước khi đi thi mình rất lo lắng hồi hồi không ngủ được, đêm trước khi đi thi mình trằn trọc đến 3h mới đi ngủ, mà 6h đã bị thức giấc, rất căng thẳng và stress nặng, vào phòng thi thì chóng mặt và ngáp chảy nước mắt, khi thi xong kỹ năng thứ 3 Writing giám thị bảo nộp bài (mình vừa viết sau câu kết bài), mình cảm giác như trút được gánh nặng cả tấn, nhẹ nhõm rất nhiều. 





Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

IELTS WRITING - CẨN THẬN VỚI TASK RESPONSE!


Rất rất nhiều bạn đi thi coi thường yếu tố này mà tập trung vào các yếu tố như từ vựng hay ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bạn nào trình độ band 7+ và viết bài chỉ được 5.5-6.5 sẽ thấy dính lỗi Task response "đau" thế nào.

Xem thêm bài viết: 

"TÁC HẠI" của việc không đọc kỹ đề bài là rất dễ trả lời SAI hoặc trả lời THIẾU Ý của đề bài -> Rất dễ bị tính 5.0 cho tiêu chí Task Response (Task achievement). --> Rất nhiều trong số các bạn này chỉ đạt 6.5 writing. Ví dụ điểm thường thấy của rất nhiều bạn như sau: 
Task response = 5 
Coherence & Cohesion = 7 
Vocabulary = 7 
Grammar = 7
==> overall writing score = 6.5, trong khi đó nếu Task response được 6 thì đã có thể là 6-7-7-7=7 overall rồi

.org/sites/default/files/IELTS_task_2_Writing_band_descriptors.pdf

==> Có thể thấy trong cột đầu tiên có nhắc đến việc ADDRESS ALL PARTS OF THE TASK. Và nếu bạn chỉ trả lời 1 phần câu hỏi có nghĩa là bạn đang ở BAND 5 task response.
----------------------
Một vài đề mà các bạn thí sinh thường bỏ quên keywords và mất điểm Task response

VÍ DỤ 1
The best way to reduce poverty is to make education free for all. Do you agree or disagree with this statement?

Các từ dễ bị bỏ quên
BEST/ ALL 
VÍ DỤ 2
Many museums and historical sites are mainly visited by international tourists but not local people. Why is this the case and what can be done to attract more local people to visit these places?

Chắc chắn trong bài cần đề cập đến 2 thông tin: Museums và Historical sites, nhưng nhiều bạn lúc viết thường thiếu một trong 2, hoặc có nói đến trong topic sentence nhưng trong đoạn văn không đề cập đến. Ngoài ra, còn 1 từ nữa là INTERNATIONAL tourists (khách quốc tế) để phân biệt với DOMESTIC tourists (khách nội địa), và hs của mình làm bài này thì rất nhiều bạn bỏ qua!!


Tóm lại, lời khuyên của mình là gạch chân tất cả các keywords trong đề bài, bám sát vào các keyword đó (trong cả idea và ví dụ)

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

15 PHRASES VÀ IDIOMS VỀ TIN TỨC

Hôm nay chúng ta cùng nhau học về 15 PHRASES VÀ IDIOMS VỀ TIN TỨC nhé! Đây là chủ đề sẽ hay xuất hiện trong bài thi IELTS nên các bạn không thể bỏ qua đâu nhé!
1. the gutter press: loại hình báo chuyên tập trung vào các tin giật gân về đời sống của người nổi tiếng (ewspapers which focus on sensational journalism, often about the lives of famous people)
2. yellow journalism: loại hình báo chuyên đưa những thông tin ít hoặc không chính thống, không được tìm hiểu kỹ càng mà sử dụng những tiêu đề bắt mắt để câu khách. Nội dung thường bao gồm việc phóng đại các tin tức sự kiện, bán các tin bê bối, biêu xấu hoặc tin kích động, nhạy cảm (a type of journalism that presents little or no legitimate well-researched news and instead uses eye-catching headlines to sell more newspapers. Techniques may include exaggerations of news events, scandal-mongering or sensationalism)
3. information overload: bội thực thông tin (exposure to too much information or data)
4. invasion of privacy: xâm phạm đời tư (unjustifiable intrusion into the personal life of another without consent)
5. a slow news day: một ngày không có nhiều tin tức (a day with little news to report)
H. MỘT SỐ TỪ VỰNG HỮU DỤNG KHÁC VỀ BÁO CHÍ
6. circulation: số ấn bản của một tờ báo được in trong ngày (the number of copies a newspaper distributes on an average day)
7. layout: thiết kế dàn trang báo (the way articles are designed on a page. This can include the position of pictures, the number of columns and the size of headlines)
8. attention-grabbing: thu hút sự chú ý (a news story which draws public attention)
9. eye-catching: bắt mắt (a picture or layout which catches a person’s eye)
10. in-depth: chi tiết (with many details)
11. front page: trang nhất của tờ báo (the first page of a newspaper)
12. fact checker: người làm công việc kiểm chứng các thông tin được đưa ra trong bài báo đã chính xác chưa (a person who checks if the newspaper facts and information in an article are correct)
13. hot off the press: tin tức vừa mới phát hành và đang rất sốt dẻo (news that has just been printed and is very recent)

14. readership: đội ngũ độc giả của một tờ báo (the collective readers of a newspape
15. issue: một vấn đề, đề tài quan trọng trong một cuộc tranh luận (an important topic for a debate) / số báo (a copy of a newspaper)

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Cách sử dụng Which và That trong mệnh đề quan hệ

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng Which và That trong mệnh đề quan hệ chính xác nhất nhé!


Bạn có thể download thêm một số tài liệu: 



1. That
“That” được dùng trong các mệnh đề hoặc cụm động từ xác định, nếu thiếu mệnh đề hoặc cụm từ này thì ý nghĩa của câu bị biến đổi. Trong trường hợp này chúng ta cũng có thể dùng which.
Ví dụ:
You should avoid food that contains too much sugar.
Bạn nên tránh thực phẩm mà chứa quá nhiều đường.
Như vậy bạn có thể thấy cụm từ “that contain too much sugar” không thể bị loại bỏ khỏi câu, nếu không nó sẽ trở thành một câu có ý nghĩa hoàn toàn khác. Chúng ta cũng không dùng dấu phẩy trong câu.
2. Which
“Which” được dùng trong mệnh đề hoặc cụm từ không xác định, nếu thiếu nó câu vẫn có ý nghĩa tương tự, nó được dùng chỉ để bổ sung thêm thông tin và giữa chúng có dấu phẩy. Trong trường hợp này thì không thể dùng that.
Ví dụ:
Those complains, which I read too much on my emails, should be resolve this morning.
Những lời phàn nàn mà tôi đã đọc quá nhiều trên email của tôi, nên được giải quyết trong sáng nay.
Dấu hiệu nhận biết trường hợp chỉ dùng which.
Thay thế cho đối tượng:
·         Tên riêng
·         Là duy nhất
·         Danh từ theo sau this, that, these, those


CHúc các bạn học thật tốt và áp dụng which, that để đạt điểm cao nhé!

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

TỰ CHẤM ĐIỂM WRITING LEXICAL RESOURCE BẰNG CÔNG CỤ MIỄN PHÍ.


Chào các bạn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu một công cụ cực tiện lợi để tự chấm điểm Lexical Resource cho bài thi IELTS Writing.
Khi bạn thả bài viết của bản thân vào đây, trang này sẽ đánh giá mức độ học thuật của từng từ dựa theo tiêu chí phân loại của CEFR (Common European Framework of Reference) mà kì thi IELTS cũng dùng, cụ thể như sau:
- Từ ngữ ở bậc C2 tương đương 8.0-9.0 IELTS.
- C1 là 7.0-7.5
- B2 là 6.0-6.5.
Tương tự với B1, A2 và A1.

Giờ mình sẽ ví dụ bằng cách thả vào đây bài viết mới nhất của thầy Simon (http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2017/11/ielts-writing-task-2-recycling-essay.html) và xem thông số:
Như các bạn thấy, bài viết trên có 5 từ ngữ ở mức C1 và 3 từ ở mức C2. Không nhiều, nhưng vẫn là có. Các bạn có thể dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá chất lượng vốn từ bản thân (dĩ nhiên cố spam 30 từ ngữ C2 cũng không hay đâu nha).