Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Các hậu tố hình thành danh từ thường gặp


Chia sẻ cho các bạn các hậu tố hình thành danh từ thường gặp trong tiếng Anh để bạn hiểu hơn về vốn từ vựng tiếng Anh nhé!

Xem thêm bài viết: 


Hậu tố
Ý nghĩa
Ví dụ
-er
-or


- chỉ người thực hiện một hành động
- ta còn dùng hậu tố này cho rất nhiều động từ để hình thành danh từ
Writer, painter, worker, actor, operator
- er/- or
Dùng chỉ vật thực hiện một công việc nhất định
Pencil- sharpener, grater
Bottle-opener, projector

-ee
Chỉ người nhận hoặc trải qua một hành động nào đó
Employee, payee
-tion
-sion
-ion
Dùng để hình thành danh từ từ động từ
Complication, admission, donation, alteration
-ment
Chỉ hành động hoặc kết quả
Bombardment, development
-ist
-ism
Chỉ người
Chỉ hoạt động hoặc hệ tư tưởng (hai hậu tố này dùng cho chính trị , niềm tin và hệ tư tưởng hoặc ý thức hệ của con người)
Buddhist, Marxist
Buddhism, communism
-ist
Còn dùng để chỉ người chơi một loại nhạc cụ, chuyên gia một lĩnh vực…
Guitarist, violinist, pianist
Economist, biologist
-ness
Dùng để hình thành danh từ từ tính từ
Goodness, readiness, forgetfulness, happiness, sadness, weakness
-hood
Chỉ trạng thái hoặc phẩm chẩt

Childhood, falsehood
-ship
Chỉ trạng thái, phẩm chất, tình trạng, khả năng hoặc nhóm

Friendship, citizenship, musicianship, membership


CHúc các bạn học tốt nhé!

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Kinh nghiệm luyện thi IELTS từng kỹ năng

Listening: môn này mình chỉ ôn trên ieltsonlinetest.com, mình viết trên giấy ra từ 1-40, sau đó bắt đầu nghe và ghi câu trả lời cho từng section vào giấy, 10min còn lại cuối mỗi bài mình mới điền trực tiếp vào. Mình rất hay sai những lỗi lặt vặt ở Sec1, sai nhiều nhất ở sec 2+3 và thường rất ít sai ở sec 4. Vậy nên mình biết điểm mạnh và điểm yếu của mình để tập trung làm phần nào dễ đúng nhất (do mình không có nhiều thời gian ôn những phần mình yếu nữa nên mình mới lên chiến lược tập trung vào phần mình mạnh như vậy, nhưng nếu các bạn có nhiều thời gian ôn luyện thì nhớ tập trung luyện phần mình còn yếu nhé). Listening có 1, 2 lần mình được 7.5, còn lại đa số toàn 5.5-6.5. Nguyên nhân không phải do mình nghe không được mà do tâm lý không ổn định, lúc nghe cứ bị căng thẳng nên toàn bị lỡ mất ý chính hoặc thiếu/thừa “s”. Với những phần mình không làm đúng thì mình sẽ nghe lại đến khi nghe được thì thôi. Thường thì sau lần thứ 2 hoặc 3 nghe lại và làm lại thì mình sẽ làm đúng hoàn toàn. Nên mình rút ra là do mình chưa biết chiến lược làm bài cụ thể nên tâm lý bất an. Cái này trong thời gian ngắn mình ko có cách nào sửa được, chỉ có cách phải nghe thật nhiều thôi. Trong tuần thứ 2 mình có học theo cách chép chính tả của anh Bách. Chép được khoang 5, 6 lần. Mỗi ngày 1 lần. Lần đầu tiên sai be bét, sửa bằng mực đỏ để biết lỗi mình sai mà thấy màu đỏ ngập tràn trang giấy, lần thứ 2 cũng y chang nhưng cảm giác tai nghe đã tốt hơn. Sang ngày tiếp theo thì màu đỏ ít hơn. Mỗi bài mình chép mình sẽ đánh số thứ tự 1, 2, 3,4,5, 6 để biết bài đó là bài thứ mấy mình chép. Qua bài thứ 5, 6 thì màu đỏ còn được khoản ½ so với bài 1. Nói như vậy để các bạn thấy là phương pháp chép chính tả của anh Bách thần kì mức nào. Sau đó vì ko có thời gian nữa nên mình không tiếp tục chép được. Nhưng mình highly recommend các bạn nên làm theo cách này, vì Listening theo mình thấy ngoài cách này ra chẳng còn cách nào hiệu quả hơn được nữa trong thời gian ngắn.
Writing: cả task 1 và task 2 mình không viết được 1 bài nào trước khi thi nên mình cũng không có kinh nghiệm gì cả. Mình học trên youtube của anh Quang Thắng về cách làm dạng task 1+2, đọc lướt hết tất cả các bài mẫu của Simon. Thêm nữa mình học từ quyển sách writing Collin mà mình giới thiệu ở trên và sách hướng dẫn writing task 1 của IELTS Fighter. Mình đọc hết nhưng chỉ đọc lướt thôi vì đọc chậm thì không có thời gian. Writing task 2 mình cũng học từ sách của Collin cho các cách dung transition word và ideas, đọc hết bài mẫu của Simon cũng là để lấy ideas và xem cách viết. Nhưng các bài mẫu trên app ielts Ngoc Bach của anh Bách là cái giúp mình hoàn thiện overview về cách viết và cách trả lời cho từng dạng câu hỏi. Ban đầu lúc đọc câu hỏi task 2 mình không biết nên viết thế nào, sắp xếp ý ra sao, làm sao để trả lời câu hỏi đề bài một cách hoàn chỉnh nhất... Vì không có thời gian ngồi viết nên mình download hết tất cả các bài writing trên app Ielts Ngoc Bach và đem theo để nghe vào mỗi buổi sáng. Mình đi tập thể dục vào lúc 5 hoặc 6h sáng, vừa để hít thở không khí trong lành vừa có thời gian học thêm thay vì chỉ ngồi vào bàn học buổi tối. Trong lúc tập mình sẽ nghe và phân tích rất kĩ cách anh Bách trình bày dàn ý và bố cục của bài viết, thêm vào đó là mình cũng sẽ có thêm ideas cho bài nói và viết. Cá nhân mình thấy muốn viết được phải hiểu yêu cầu đề bài và lập dàn ý, bao gồm mấy đoạn, đoạn nào viết về ý gì, câu sentence của đoạn đó, ý kiến phân tích thêm từ câu sentence, và ví dụ cho ý kiến đó, mỗi dòng nên viết mấy từ, tổng cộng để được 250 từ phải viết bao nhiêu dòng…Khi đọc vào một bài của anh Bách, bạn khoan hãy đọc kĩ từng câu, bạn nhìn bố cục bài viết và phân tích bố cục bài đã, sau đó hãy đọc lấy ý. Sau khi làm như vậy xong mình thấy ah hóa ra writing cho Ielts là làm như thế này, bây h mình chỉ cần học thêm từ vựng, collocations để có ý và tập viết nữa thôi. (Tiếc là mình chả viết được bài nào cả task 1+2)
Speaking: kĩ năng này thì mình mua sách của anh Bách. Đây là kĩ năng mình yếu nhất vì mình thời gian dài không có cơ hội nói tiếng Anh. Nhưng sau khi học sách của anh mình thấy tự tin hẳn, có thêm bao nhiêu từ mới và cách diễn đạt mới để nói, mình còn ứng dụng được luôn vào trong bài viết nữa. Từ một đứa ngắc ngứ ko biết nói gì sau khi đọc sách của anh và tích lũy thêm từ quá trinh 3 tuần ôn luyện, vô phòng thi mình nói vèo vèo luôn, topic nào cũng có ý tưởng và từ vựng thủ sẵn hết. Ngoài ra, cũng bằng cách phân tích câu trả lời mà mình phát hiện ra cách anh Bách bố cục câu trả lời cho part 3 cũng y như cách viết writing task 2, có điều ngắn gọn súc tích hơn thôi. Vì thời gian ngắn nên mình không nhớ được hết tất cả các câu trả lời trong sách anh Bách. Mình chỉ nhóm lại các củ đề na ná nhau, cố gắng nói theo kiểu của mình, cái nào không có ý thì mới cố gắng nhớ của anh Bách. Ngoài ra, mình còn học được một tip trên youtube từ thầy Đặng Trần Tùng, thầy nói về cái “Lầy structure”, khi nào bị bí ý tưởng thì cứ chém cái structure ấy vào để câu thời gian trước. Mình học thuộc và đúng là mình phải chém nó thật trong part 2, nó cực kì hữu hiệu các bạn nhé, giám khảo vô cùng hài long với mình vì cái Lầy structure đó. Part 1 và 3 mình ăn điểm nhờ vào các expression trong sách anh Bách, mình nghĩ vậy vì mỗi lần mình dùng các từ đó giám khảo hơi ngạc nhiên và gật đầu hài lòng liền. Không ngờ môn mình yếu nhất lại được điểm cao nhất, kkk ngạc nhiên vô cùng tận ấy các bạn. Nên mới nói các bạn đưng tiếc tiền mua sách nhé, hiệu quả toẹt vời lắm.

Ngoài ra, trong thời gian chờ điểm, trên group mình xuất hiện cô Viki Hương Nguyễn, mình cũng vào học luôn do chuẩn bị tâm lý thi lại rồi. Các bài dạy của cô trên youtube cũng cực hay luôn, nếu bạn nào có nhiều thời gian có thể học thêm từ cô nữa, cô dạy rất đúng trọng tâm, kiến thức thu được bao la luôn mà lại miễn phí nữa.

Sau cùng, mình chỉ cho các bạn cách mình đã giữ được sức khỏe và đầu óc tỉnh táo trong suốt 3 tuần học một cách intensive như vậy. Cũng không phải là gì phức tạp, chỉ là sau khoảng 4 tiếng học liên tục, bạn cảm thấy não bị tê cứng rồi ko học được nữa nhưng lại ko buồn ngủ và ko có tgian để ngủ cũng như không dám ngủ vì sợ sẽ không dậy được, thì bạn hãy ngồi tư thế thiền, hít thật sâu vào bằng mũi, hít từ từ thật nhiều có thể, đẩy hết xuống dưới bụng cho đến khi không chứa được nữa, giữ tâm thật tĩnh, giữ khí trong bụng cho đến khi không giữ được nữa thì từ từ thở nhẹ ra bằng miệng. Mỗi ngày mình làm vậy khoảng 10 cái, hiệu quả vô cùng, học liên tục, ngày ngủ 4 tiếng, thức dậy không hề bị nặng đầu hay đau đầu, đi làm cả ngày tối về học tiếp, ngày hôm sau tiếp tục quy trình cũ, nhưng mình hoàn toàn ko mệt. Cực kì đơn giản, mọi người thử xem nhé. 


Lúc mình ôn thi là khoảng 19 ngày, bình thương đi làm thì thấy 19 ngày chả có lâu gì, nhưng khi mình chạy đua với thời gian để học thì thấy 19 ngày quý giá vô cùng tận. Tương tự, 13 ngày đợi điểm của mình cũng dài như cả thế kỷ, đi thi về mình nghĩ mình tạch rồi, nên mình vừa đợi điểm vừa ôn chuẩn bị thi lại, vì thấy thời gian ôn ít quá lại chưa luyện gì được nhiều, làm xong là thấy gãy Lis với Read rồi, về nhà so đáp án còn thấy tuyệt vọng hơn. Ai dè cuối cùng may quá, vừa đủ điểm yêu cầu. 

Xem thêm bài viết về trung tâm luyện thi IELTS uy tín tại Hà Nội: 
http://ielts-fighter.com/tin-tuc/Luyen-thi-IELTS-hoc-IELTS-o-dau-tot-nhat-Ha-Noi_mt1465974481.html


Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

KIỂM TRA ĐỘ THÔNG DỤNG CỦA TỪ VỰNG IELTS


TRANG WEB KIỂM TRA ĐỘ THÔNG DỤNG CỦA TỪ VỰNG IELTS DÀNH CHO BẠN NÀO TARGET 6.5+++ có thể biết được từ vựng mình học có nên dùng trong IELTS hay không? 

Nhiều khi ta học từ vựng, thấy có nhiều từ "hay hay", nhưng không biết từ đó có phổ biến không? có nên dùn trong writing/speaking không? Còn phổ biến không hay là đã old-fashioned?

Trang web này http://www.wordandphrase.info/frequencyList.asp sẽ giúp chúng ta kiểm tra tần suất sử dụng của một từ. Tuyệt vời hơn là ta có thể kiểm tra được độ phổ biến của nó trong VĂN NÓI (SPOKEN), tiểu thuyết hư cấu (FICTION), báo (NEWSPAPER), tạp chí (MAGAZINES) và dĩ nhiên là văn học thuật nghiên cứu (ACADEMIC)

Ví dụ, có một học trò của mình viết từ "exemplar" thay cho "example" (chắc thấy example thường quá). Ta check thử trong wordandphrase.info thì thấy từ này khá ít người dùng (tần suất gặp chỉ có 1312). Thậm chí ở mục "ACADEMIC" cũng chỉ có 856, một con số không nhiều (nếu tra từ "example", ta thấy con số này đến tận 23794).

Trang tra từ này rất phù hợp cho bạn nào muốn sử dụng một từ LẠ nhưng không biết nó có PHỔ BIẾN hay không.

Xem thêm 5 trung tâm luyện thi IELTS tại link: 

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

TIPS KHI THI SPEAKING PART 2 TỪ EXAMINER


Thầy nói trên mạng nhiều lời khuyên là nói càng nhiều càng tốt nói đến khi hết 2 phút thì thôi. Thầy nói đó là lời khuyên sai lầm. Theo cách chấm của thầy là khi nói qua 1 phút là bạn đã ở vùng an toàn, có nghĩa là bạn dừng ở đâu cũng được và thầy khuyên dừng lại khi chất lượng bài nói của mình ko còn được đảm bảo nữa. Thí dụ như là trong 1p10 đầu bạn nói được rất tốt được điểm 7 nhưng bạn cố nói 50 giây sau mà khúc sau tệ thì bài của bạn sẽ bị kéo xuống rất nhiều

Còn về việc dùng idioms thì thầy nói tiêu chí chấm band 7 của thầy bài nói phải có 4-5 idiom và uncommon words, các bạn lưu ý là không chỉ idiom nhé, nếu dùng uncommon words thì vẫn có giá trị như idiom.
Ngoài ra để đảm bảo tiêu chí band 7 thì bạn phải trả lời sát câu hỏi
Thí dụ như (đây là thí dụ của thầy luôn mình kể lại): describe a person who took care of you when you were a child
Thì nguyên tắc bạn phải kể người nào chăm sóc bạn ngày xưa, nhưng bây giờ ko chăm sóc bạn nữa, nếu bạn kể cha mẹ (nhiều bạn vietnam hay kể) thì phải chèn thêm lí do tại sao bây giờ họ ko chăm sóc bạn nữa để bài nói thêm logic.

Còn về nguyên tắc câu hỏi part 3 của thầy thế này:
Nếu bạn trả lời tốt part 1 và 2 thì part 3 thầy sẽ hỏi câu khó và khó khó
Còn ngược lại thì bạn sẽ nhận được câu hỏi dễ part 3
Nên thầy nói nhiều bạn thi về mừng vì part 3 dễ nhưng đừng vội mừng

Tạm thời mình chỉ nhớ nhiêu đây, nói chung sau 2 tuần thầy đã mở rộng mình rất nhiều về tiêu chí chấm của IELTS theo quan điểm của thầy. Có thể nó ko mới với nhiều bạn điểm cao nhưng mới đối với mình

Cảm ơn các bạn và chúc các bạn học tốt!